PHÒNG BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN


PHÒNG BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN

02-08-2023

Tình hình dịch bệnh mùa đông xuân.

Đặc điểm về thời tiết: Giao mùa đông xuân thời tiết thay đổi từ mùa đông với đặc trưng là nền nhiệt độ thấp, độ ẩm không khí giảm, trời hanh khô sang mùa xuân thì ngược lại độ ẩm không khí tăng cao, trời mùa phùn ẩm thấp, tạo điều kiện sự phát triển của vi khuẩn, vi rút và nấm mốc. Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như vây, cơ thể chúng ta không phản ứng kịp với thời tiết, sức đề kháng yếu cộng thêm với sự phát triển mạnh mẽ của vi khuẩn, virut và nấm mốc tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh mùa đông xuân phát triển. Một số bệnh mà chúng ta hay gặp mùa đông xuân gồm:

1/ Bệnh cảm cúm: Có hai loại cúm mùa( H1N1 và H2N3) và cúm tuyp A( H5N1; H7N9; H5N6)

2/ Các bệnh về đường tiêu hóa: VD như RLTH(  trướng bụng, đau bụng, đầy bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy)  

3/ Các bệnh ngoài da( như viêm da cơ địa, dị ứng, mề đay, mẩn ngứa...)

4/ Chảy máu cam

5/ Chân- tay- miệng

6/ Sởi- rubella

7/ Ho gà

8/ Thủy đậu, quai bị…

* Cách phòng các bệnh mùa đông xuân nói chung:

- Mặc đủ ấm

- Vệ sinh cá nhân( chú ý VS mắt mũi họng hàng ngày)

- Ăn uống đủ dinh dưỡng, tập luyện TDTT nâng cao sức đề kháng cho bản thân.

- Vệ sinh môi trường ( nhà ở, lớp học ) sạch sẽ.

* Một số hiểu biết về bệnh sởi, rubella và bệnh ho gà.

1/ Bệnh sởi, rubella:

     Sởi, rubella là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây ra. Bệnh lây qua đường hô hấp ( Do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch tiết từ đường hô hấp của DKDJJJDJJD

Sởi, rubella là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây ra. Bệnh lây qua đường hô hấp ( Do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch tiết từ đường hô hấp của người mắc bệnh.). Người mắc bệnh thường có các biểu hiện của người mắc bệnh.). Người mắc bệnh thường có các biểu hiện sau:

 - Sốt

 - Phát ban

 - Viêm long đường hô hấp( mắt đỏ, chảy nước mắt, nước mũi...).

    ** Các biến chứng của bệnh sởi thường nặng và có thể dẫn đến tử vong gồm:

- Viêm phổi

- Tiêu chảy

- Viêm não

- Viêm kết mạc, khô loét giác mạc mắt

 Cách phòng bệnh sởi tốt nhất, tối ưu nhất là thực hiện tiêm chủng đầy đủ theo đúng lịch.( Mũi 1 khi trẻ 9 tháng tuổi, mũi 2 khi trẻ đủ 18 tháng  tuổi.)

- Ngoài ra để chủ động  phòng chống bệnh sởi, rubella, ngành Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp sau:

  1. Người lớn chưa bị mắc bệnh sởi, rubella hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ phụ nữ trước khi mang thai 3 tháng cần chủ động đi tiêm vắc xin phòng bệnh sởi, rubella tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ để phòng bệnh cho chính bản thân, cho trẻ sau khi sinh ra hoặc tạo miễn dịch cộng đồng xung quanh bảo vệ trẻ đã sinh.
  2. Thường xuyên vệ sinh đường mũi, họng, mắt hàng ngày. Với người lớn sau khi đi ngoài đường về, cần vệ sinh mũi họng, bàn tay, thay quần áo rồi mới tiếp xúc với trẻ.
  3. Thường xuyên mở cửa sổ, cửa chính để ánh nắng chiếu vào, bật quạt để thông thoáng khí cho nhà ở, lớp học, phòng học của các trường, phòng làm việc, phòng hội họp tập trung đông người.
  4. Thông báo cho trạm y tế xã phường ngay khi có biểu hiện sốt, phát ban để được khám, điều trị kịp thời.
  5. Hạn chế tiếp xúc với người mắc/nghi mắc bệnh, khi phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế và các trang bị phòng hộ cá nhân. Phụ nữ có thai tuyệt đối không tiếp xúc với người mắc bệnh sởi, rubella. 
  6. Vệ sinh sạch sẽ  đồ chơi, vật dụng cá nhân, lau sàn nhà, tay nắm cửa, mặt bàn, ghế, khu vệ sinh chung hoặc bề mặt của đồ vật nghi ngờ bị ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. 
  7. Hạn chế tập trung đông người, hội họp, đặc biệt tại những phòng chật hẹp, ít thông khí ở khu vực ổ dịch. 
  8. Cho trẻ ăn uống đủ chất, dinh dưỡng hợp lý.

2. Bệnh ho gà

      Ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn gây ra. Bệnh lây qua đường hô hấp ( Do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch tiết từ đường hô hấp của người mắc bệnh. Ho gà là bệnh có khả năng lây nhiễm cao trong giai đoạn đầu nhiễm bệnh, khi đó khoảng 80% người tiếp xúc cùng gia đình có thể bị lây. Bệnh thường gặp ở trẻ em. Trẻ càng nhỏ tuổi bệnh càng nặng. Người lớn có thể mang vi khuẩn mà không biểu hiện bệnh và là nguồn lây nhiễm chủ yếu cho trẻ sống xung quanh.

Khi mắc bệnh sẽ có biểu hiện sốt, có thể sốt nhẹ kèm theo ho dữ dội hop thành cơn kéo dài và có tiếng thở rít sau cơn ho, chảy nước mắt, nước mũi, kèm theo nôn. Sau cơn ho trẻ mệt bơ phờ, nôn, vã mồ hôi, thở gấp, tím tái.

       Biến chứng nặng nhất của bệnh có thể bị suy hô hấp và dẫn đến tử vong.

      Cách phòng bệnh ho gà tốt nhất, tối ưu nhất là thực hiện tiêm chủng đầy đủ theo đúng lịch.(Tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi, tiêm đủ 03 mũi, mỗi mũi cách nhau 1 tháng và 01 năm sau nhắc lại mũi thứ tư.)

                                                                                                                                                                                                                           BTT BT.